Câu 1: Bạn thường xuyên lướt ứng dụng hay trang web mua sắm nào? Khi lướt thì bạn thường quan tâm đến những mặt hàng nào?
Câu 2: Trước khi bạn quyết định mua một món đồ nào đó? Có những điều gì thường xuất hiện mà tác động đến quyết định của bạn sẽ mua hay không mua món đồ đó?
Câu 3: Hãy liệt kê ra 4 món đồ bạn đang đã tự mua sắm mà trong đó bạn nghĩ 2 món đồ món bạn thật sự cần, 2 cái là vì bạn đơn giản bạn muốn có nên bạn mới mua. Giải thích lý do.
Câu 4: Hãy kể một vật hoặc một điều bất kỳ mà khi chưa có bạn rất muốn có. Sau khi có được, đạt được rồi bạn cảm thấy như thế nào về điều đó?
Câu 5: Bạn thấy mình thường mắc phải điều gì khó làm theo nhất trong việc quản lý mọi thứ mà Chúa đang giao cho bạn?
Việc chi tiêu, mua sắm là một khía cạnh nhỏ trong việc quản lý những gì Chúa giao cho mình trong số rất nhiều khía cạnh của cuộc đời, nhưng hôm nay mình chỉ nói đến một khía cạnh nhỏ là việc chi tiêu.
Tất cả mọi thứ mình đang nắm giữ là do Chúa giao cho mình quản lý. Khi ý thức mình là người quản lý, xin Chúa giúp chúng ta có thể quản lý tốt mọi thứ Chúa giao phó.
Tóm tắt: Các bạn lần lượt chia sẻ theo từng tình huống (đặt mình vào vị trí nhân vật).
Tình huống 1: Trong ban thanh niên có 1 thành viên tính tình khó chịu, KHÔNG MỘT AI TRONG BAN MUỐN GẦN GŨI VÀ CHĂM SÓC. Anh đặc trách tin tưởng và giao cho bạn nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ thuộc linh cho người bạn ấy, tuy nhiên khi bạn thực hiện thì bị người đó nói là giả hình, bêu xấu bạn trên Facebook. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Tình huống 2: Sau bao nhiêu năm hầu việc Chúa trong công tác máy chiếu, bạn nay đã trở nên trưởng nhóm máy chiếu. Vào 1 một hôm nọ, nhóm tiếp nhận thêm 1 thành viên mới, nhỏ tuổi hơn bạn, cách bạn mới đó làm đẹp hơn, nhìn chuyên nghiệp hơn cách bạn hay làm. Mọi người trong nhóm khen người bạn mới đó rất nhiều, người bạn mới đó khi thấy bạn làm xấu hơn thì có ánh nhìn chê bạn chưa đủ kỹ năng. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Luật chơi:
Nhóm trưởng lần lượt đọc từng tình huống.
Từng bạn có 1 thời gian ngắn để chia sẻ về câu hỏi: “Nếu bạn là nhân vật trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì?
Đúc kết:
Giúp các bạn nhận ra sự phục vụ Chúa với sự khiêm nhường và hạ mình không hề dễ, nhưng nhớ Lời Chúa dạy, và không nản lòng thì các bạn sẽ kinh nghiệm Chúa nhiều hơn.
Câu gốc: I Cô-rinh-tô 15:58
Vậy, thưa anh em quý mến của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.
Mỗi người trong nhóm sẽ chuẩn bị một đồ vật "độc đáo" mà bạn nghĩ những người khác trong nhóm, không ai có. Sau đó cầm sẵn nhưng chưa cho nhóm biết
Cứ mỗi lượt chơi, một người sẽ đem món đồ đó ra cho cả nhóm thấy
Các thành viên còn lại sẽ tìm đồ vật đó, nếu ai tìm được sớm nhất và nhiều nhất sẽ giành chiến thắng (tiêu chí sớm nhất quan trọng hơn, tiêu chí nhiều nhất chỉ dùng khi có hai bạn cùng sớm nhất)
Người chiến thắng ở mỗi lượt sẽ được 1 điểm
Cứ thế đến "món đồ độc đáo" của ngươi tiếp theo và nhóm bắt đầu tìm kiếm y như lượt đầu. Trò chơi cứ thế xoay vòng đến hết.
Người có tổng điểm cao nhất là người chiến thắng, người đó sẽ có quyền đưa ra một yêu cầu cho cả nhóm cùng làm: cầu nguyện cho mình, cả nhóm hát 1 bài hát,…
lá thăm của người được yêu sẽ yêu cầu lá thăm 1 con số bất kì làm điều gì đó cho mình.
Lưu ý: những yêu cầu của “người được yêu” là làm tại chỗ, không có quá đáng, quá sức và được các bạn trong nhóm chấp nhận.
EX: trong nhóm có 5 người, thì 5 người đều bốc lá thăm, người A sẽ là “người được yêu”, còn người B,C,D,E sẽ là lá thăm có số. Thì khi người A có lá thăm là “người được yêu” thì sẽ chọn 1 con số bất kì mà mình muốn như là người A chọn số 3 yêu cầu là gãi lưng cho mình; thì người B,C,D,E ai có lá thăm số 3 thì sẽ phải làm theo yêu cầu của người A.
Việc tận hiến cho Chúa là dâng hiến thân thể, đời sống của mình cho Chúa. Điều này xuất phát từ việc nhận biết được ơn thương xót của Chúa đối cùng mình. Người sống cho Chúa không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi hay phục vụ Chúa ở nhà thờ, Hội Thánh mà là vâng phục và làm đẹp lòng Chúa mọi lúc, mọi nơi.
Bài Thánh ca Ngợi ca Đấng Thánh được sáng tác vào năm 2006 bởi nữ nhạc sĩ Grace Tseng.
Grace Tseng là một thành viên trong mục vụ Stream of Praise Music – một nhóm mục vụ hướng đến cộng đồng những người Trung Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông và nhiều nơi khác trên thế giới với khải tượng dùng âm nhạc để công bố Phúc âm cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bản gốc của bài Thánh ca này được viết bằng tiếng Hoa với nội dung chúc tụng sự thánh khiết, oai nghi, lòng thương xót nhân từ đến đời đời của Đức Chúa Trời. Và đáp ứng lại với điều đó, mọi dân mọi nước chỉ biết quỳ xuống, chúc tôn, thờ phượng Ngài, như lời kêu gọi của Thi thiên 150:6: “Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Ha-lê-lu-gia!”
Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, sâu lắng ở phần đầu và bước vào cao trào ở phần sau. Lối sáng tác này gần với thể loại Pop Ballad đang thịnh hành ở các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam… Năm 2011, bài Thánh ca Ngợi ca Đấng Thánh được chuyển ngữ sang tiếng Việt và phổ biến trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Quản trò kêu tên và chuyền banh cho người được kêu
2 người bên cạnh người được kêu tên sẽ có nhiệm vụ chụp banh, người được kêu tên có nhiệm vụ cản 2 người 2 bên lại. Ai chụp được banh thì được quyền ném banh tiếp tục.
Nếu 2 người 2 bên không chụp được banh THÌ BỊ TÍNH LÀ 1 SẸO (hoặc hình phạt như là cột dây thun lên tóc....) ai đủ 3 sẹo thì bị phạt vui.
Người liệng banh không được chọn kêu 2 người 2 bên mình, cũng như người vừa liệng banh trước đó.
Bài Thánh ca Nầy là truyện ký tôi được viết lời bởi nữ văn sĩ Fanny Crosby – một người bị khiếm thị từ lúc 5 tuổi. Bà cũng chính là người đã viết lời cho bài Thánh ca Chỗ kẽ đá vững an.
Năm 1873, Phoebe Knapp, một người bạn thân của Fanny và là một nữ nhạc sĩ nghiệp dư, đến thăm Fanny. Khi đến nhà, Phoebe ngồi lên Piano và ứng tấu một giai điệu ngẫu nhiên. Rồi Phoebe quay sang hỏi Fanny rằng: “Những âm thanh này đang nói về điều gì nhỉ?”
Fanny ngẫm nghĩ một hồi lầu, rồi bà đáp lại:
“Nó nói rằng: ‘Phước hạnh chắc chắn nhất là Chúa Giê-xu ở bên tôi’”
Được cảm động bởi câu nói này, hai bà tiếp tục viết nên giai điệu và lời ca mà chúng ta đang sử dụng ngày nay:
Năm 1946, ban soạn thảo Thánh ca của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã dịch lời bài Thánh ca này và phổ biến trong Hội Thánh:
1. Chúa thuộc về tôi, tôi nguyện tin sắt son
Tôi từng vui nếm trước phước Chúa trên trời ban
Hưởng cơ nghiệp cứu rỗi nhờ ơn hiếu sinh
Sạch tội bởi huyết, tái sanh bởi Thần Linh.
Điệp khúc
Này là truyện ký tôi, bản hát của tôi
Tôn vinh danh Cứu Chúa không khi nào thôi
Này trang sử tôi, này bản ca của tôi
Ngợi khen Cứu Chúa tôi, không lúc nào thôi.
2. Tôi thuần phục Giê-xu, lòng ưa biết bao
Tôi được chiêm ngưỡng cảnh thú vui nơi trời cao
Có thiên thần đi ra truyền rao bốn phương
Về Cứu Chúa Giê-xu đầy dẫy tình thương.
3. Tôi thuần phục Giê-xu, lòng luôn nghỉ an
Vui mừng thỏa thích hưởng phước Chúa Cha hằng ban
Thức canh chờ mong đêm ngày trông ngóng luôn
Tình thương phủ lút, ơn lành mãi tràn tuôn.
Lời Thánh ca bày tỏ tấm lòng bình an, tin cậy của Fanny Crosby. Dù sống mù loà trong hầu hết thời gian cuộc đời nhưng với Fanny, bà vẫn kinh nghiệm sự phước hạnh, thoả vui, sung sướng vì bà có Chúa Giê-xu. Đôi mắt thuộc thể không nhìn thấy gì nhưng đôi mắt thuộc linh của bà vẫn luôn ngửa trông nơi Chúa, ca ngợi Chúa và chờ đợi Ngài.
Giai điệu nguyên gốc của bài Thánh ca viết ở nhịp 9/8 với tiết tấu ung dung, khoan thai nhưng chắc chắn, cương nghị nhằm biểu lộ sự yên ninh, tin quyết nơi Đức Chúa Trời.
Phiên bản đang được tập cho BTN Gia Định là bản hoà âm lại gần đây của Kerby Shaw. Ở bản hoà âm này, Kerby dùng tiết điệu Swing – một điệu nhảy của người Mỹ Latin, để biểu lộ niềm vui, sự hân hoan của một người ở trong mối liên hệ với Chúa Giê-xu. Hoà âm được tinh gọn lại và mang tính chất của âm nhạc đương đại.
Dù được thể hiện bởi phương tiện nào, điều cốt lõi của bài Thánh ca này thể hiện vẫn luôn là tấm lòng tin cậy Chúa và khao khát ca ngợi Chúa trọn đời, như tinh thần của Thi Thiên 145:2
Trong nhóm nhỏ, ngoài nhóm trưởng ra liệu có bao nhiêu bạn nhớ hết tất cả các thành viên trong nhóm (số lượng thành viên, công việc của mỗi người, độ tuổi…..).
Mỗi bạn sẽ có những ấn tượng khó quên, hoặc là “nho nhỏ” về một thành viên nào đó trong nhóm (sự khích lệ, sự cầu thay cho bạn, hoặc sự chia sẻ giúp đỡ…). Qua trò chơi này sẽ giúp các bạn có sự chia sẻ, tâm tình và cùng nhau nhớ đến những điều tốt đẹp (có thể là hơi trầm lắng 1 chút) mà đã có với nhau trong suốt thời gian chung nhóm nhỏ hoặc có sự chủ động để gắn kết với nhóm.
Từng bạn có 30s để chia sẻ về người bạn trong tờ giấy mà bạn đã bốc thăm. Câu hỏi: “Chia sẻ một việc mà người đó đã làm cho bạn và điều đó đã gây ấn tượng với bạn?”
Hết 30s chia sẻ, cả nhóm sẽ cùng thống nhất đáp án và đoán nhân vật đó là ai.
Nếu đoán sai, người bốc thăm sẽ chia sẻ nhân vật đó là ai?
Những bạn nhóm viên mới:
Bốc thăm những người đang có mặt.
Từng bạn có 30s để chia sẻ về người bạn trong tờ giấy mà bạn đã bốc thăm. Câu hỏi: “Theo quan sát của bạn về người có tên trong tờ giấy thăm, hãy mô tả đặc điểm về người ấy cho nhóm đoán, và nếu được làm một điều cho người bạn đó, bạn sẽ làm gì?”
Hết 30s chia sẻ, cả nhóm sẽ cùng thống nhất đáp án và đoán nhân vật đó là ai.
Nếu đoán sai, người bốc thăm sẽ chia sẻ nhân vật đó là ai?
Lưu ý: Đây là hoạt động cần thiết không nên bỏ qua trong giờ họp nhóm nhỏ!
Chia ra từng cặp từ 2-3 người.
Cho các bạn chia sẻ với nhau trong phạm vi chỉ 2-3 người với nhau trong vòng 5-10 phút trước khi cầu nguyện.
Ngòi nổ để chia sẻ:
CÓ MỘT NGƯỜI BẠN NÀO CỦA BẠN ĐÃ TIN CHÚA NHƯNG XA CÁCH CHÚA VÀ BẠN BIẾT, BẠN CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO? VÀ BẠN SẼ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP NGƯỜI ĐÓ
Lưu ý: Trước khi bắt đầu giờ họp nhóm nhỏ, các nhóm trưởng gặp Anh Thư & Ngọc Bửu & Huyền Trâm tại bàn thủ quỹ để nhận giấy A4 và điền tên các thành viên nhóm nhỏ có mặt hôm đó để chơi trò thứ 2 (ĐOÁN THỬ XEM).
Chia sẻ lần lượt mỗi bạn có 1 phút 30 giây, về kỉ niệm bị giật điện.
—> Giống việc giữ đời sống thánh khiết, khi bạn bị giật điện bạn sẽ rút kinh nghiệm để không bị giật chỗ cũ nữa, cũng như vậy bạn không thể mãi miệt mài trong những tội lỗi cũ.
Những điều bạn xem, nghe, suy nghĩ sẽ khiến bạn bị chi phối tâm trí. Vì vậy chúng ta cần cẩn trọng trong mọi thứ mình đưa vào tâm trí mỗi ngày như phim ảnh, game, nội dung giải trí, và rất nhiều điều bất khiết khác, để mỗi ngày chúng ta sẽ sống giống Chúa hơn.
Đây là tiết mục mới (khuyến khích thực hiện nhưng không bắt buộc) trong nhóm nhỏ, dành cho những nhóm còn nhiều thời gian trong khi họp nhóm hoặc cùng giải với nhau trong tuần.
Nhóm trưởng sẽ triển khai câu đố về cho nhóm mình cùng giải sau giờ họp nhóm, khi đi cafe, hoặc khi ở nhà.
Các bạn cũng có thể hẹn gặp nhau thêm một buổi nào đó bất kỳ để hỏi thăm cũng như cùng giải đố.